Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014

CÁCH ĐỌC THÔNG SỐ KỸ THUẬT IN TRÊN MỘT ĐỘNG CƠ AC


    Nhãn thông số kỹ thuật in trên động cơ xoay chiều cung cấp thông tin quan trọng cần thiết cho việc lựa chọn và cách sử dụng động cơ. Thông số kỹ thuật cũng đưa ra các điều kiện tải và chỉ số hoạt động, cũng như cách thức sử dụng và bảo vệ động cơ hiệu quả.

    Hiện nay các động cơ xoay chiều lưu hành thường có hai loại nhãn thông số kỹ thuật theo tiêu chuẩn của Việt Nam và của quốc tế.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Cách đọc nhãn thông số kỹ thuật theo tiêu chuẩn Việt Nam

     Trên vỏ động cơ gắn nhãn ở Việt Nam thường ghi ký hiệu về loại động cơ, kích thước lắp đặt, số đôi cực, các số liệu định mức, mức bảo nổ, số xuất xưởng, năm sản xuất, khối lượng...Ví dụ như hình sau:

Bên dưới là cách đọc bản thông số theo tiêu chuẩn Việt Nam:

1/ Kiểu: 3PN160S4, trong đó:

- Ký tự 3PN: Động cơ không đồng bộ 3 pha lồng sóc phòng nổ.
- Số 160: Chỉ chiều cao từ chân động cơ đến tâm trục quay (mm)
- Ký hiệu bằng chữ S; M; L: chỉ kích thước lắp đặt theo chiều dài thân
- S: Chiều dài thân, kích thước lắp đặt thân ngắn.
- M: Chiều dài thân, kích thước lắp đặt thân trung bình.
- L: Chiều dài thân, kích thước lắp đặt thân dài.
   Đối với động cơ có chiều cao tâm trục quay dưới 90mm. Ký hiệu bằng các chữ cái A,B,C (Ví dụ 80A;80B). Kích thước lắp đặt động cơ giống nhau.
- Số cuối cùng: chỉ số đôi cực động cơ:
    + Số 2: Động cơ có số đôi cực 2p=2 tương ứng với tốc độ 3000vg/ph.
    + Số 4: Động cơ có số đôi cực 2p=4 tương ứng với tốc độ 1500vg/ph.
    + Số 6: Động cơ có số đôi cực 2p=6 tương ứng với tốc độ 1000vg/ph.
    + Số 8: Động cơ có số đôi cực 2p=8 tương ứng với tốc độ 750vg/ph.

2/  3 pha
     Động cơ sử dụng lưới điện xoay chiều 3 pha

3/ Cấp F
     Cấp chịu nhiệt của vật liệu cách điện và cuộn dây lớn nhất là 1550C

4/ IP
     Cấp bảo vệ động cơ với bên ngoài:
       - IP23 Động cơ kiểu hở (nước và bụi vào được bên trong cuộn dây)
       - IP44 Động cơ kiểu kín (Bảo vệ được giọt nước rơi vào bất kỳ hướng nào, bảo vệ được vật lạ kích thước F 1mm không thâm nhập vào động cơ).

 Xem thêm bài kiến thức về chỉ số IP tại đây:




     1/ HP hay kW: Chỉ công suất trên trục động cơ . Ở đây, động cơ này có công suất là 220HP (mã lực) và 160kW

     2/ 2970 vg/ph: Tốc độ quay trên trục động cơ (vòng /phút), Ở đây, chỉ số này là 2970 vg/ph

     3/ 50Hz
: Tần số lưới điện xoay chiều 50Hz.

     4/ n % =90: Hiệu suất của động cơ tính theo phần trăm công suất đầu vào. Ở đây là 90%

     5/ Cos- phi=0,92: Hệ số công suất của động cơ điện.



     1/ D /Y: 380/660 Điện áp cấp cho động cơ.
      - Lưới điện 3 pha điện áp 220V nối tam giác D
      - Lưới điện 3 pha điện áp 380V nối sao Y.
      Hoặc D /Y: 380/660V
      - Lưới điện 3 pha điện áp 380V nối tam giác D
      - Lưới điện 3 pha điện áp 660V nối sao Y.

     2/ D /Y
: 294/170(A) Dòng điện dây định mức của động cơ.
     Khi nối tam giác (D ) dòng điện 294A, nối sao (Y) dòng điện 170A.

     3/ ExdIT3: Ký hiệu cấp bảo vệ nổ
     - Ký hiệu "Ex,,biểu thị động cơ điện bảo vệ nổ sử dụng trong mỏ, hầm lò.
     - Ký hiệu "d,, động cơ có kết cấu vỏ không xuyên nổ.
     - Ký hiệu "I,, Biểu thị thiết bị điện thuộc nhóm I sử dụng trong các mỏ hầm lò môi trường khí mỏ có chứa metan là khí gây cháy nổ.
     - Ký hiệu " T3,, biểu thị nhiệt độ tự bốc cháy của bầu không khí nơi thiết bị làm việc. Tương ứng với "T3,, là 2000C.

     4/1215kg
: Khối lượng động cơ (kg).


------------------------------------------------------------------------------------------------------------

     Cách đọc nhãn thông số kỹ thuật theo tiêu chuẩn Quốc tế


Bản vẽ sau minh họa một mẫu thông số kỹ thuật in trên một động cơ xoay chiều 30 mã lực:


Bên dưới là cách đọc một số thông số quan trọng:

     AMPS: là đơn vị đo dòng điện đầy tải của động cơ
     VOLT: là đơn vị đo điện áp của động cơ

     Động cơ xoay chiều được thiết kế để hoạt động ở một mức điện áp và tần số tiêu chuẩn . Như vậy, động cơ trên được thiết kế để sử dụng 460 VAC . Dòng điện đầy tải của động cơ này là 34,9 amps.



    R.P.M: là đơn vị đo tốc độ cơ sở
    HERTZ: là đơn vị đo tần số

   Tốc độ cơ sở là tốc độ ghi trên nhãn, được đo dưới đơn vị R.P.M- tại đó động cơ được đo mã lực dưới một mức điện áp và tần số danh nghĩa. Nó cho ta biết tốc độ của trục đầu ra tác động lên các thiết bị kết nối khi nạp đầy đủ với mức điện áp và tần số quy định.

   Như vậy, tốc độ cơ bản của động cơ này là 1.765 RPM , với tần số là 60 Hz. Nó cho ta biết rằng tốc độ đồng bộ của một động cơ 4 cực là 1800 R.P.M. Khi được nạp điện áp đầy đủ sẽ trượt đi 1,9%. Nếu thiết bị kết nối đang hoạt động tải dòng điện thấp hơn mức quy định, tốc độ đầu ra (RPM) sẽ hơi lớn hơn so với chỉ số được ghi trên nhãn.



 Service factor: Hệ số công suất

     Một động cơ được thiết kế để hoạt động ở công suất ghi trên nhãn của nó. Đánh giá hệ số công suất là 1,0 có nghĩa là động cơ có thể hoạt động ở 100% công suất đánh giá của nó. Một số thiết bị phụ được nhà sản xuất lắp vào có thể tăng công suất định mức một động cơ lên.

     Trong trường hợp một động cơ với hệ số là 1,15 có thể hoạt động cao hơn 15% công suất ghi trên động cơ. Ví dụ với 1 động cơ 30HP có thể hoạt động với công suất tối đa là 34,5 HP.

    Cần lưu ý rằng bất kỳ động cơ nào hoạt động liên tục tại một hệ số lớn hơn 1 sẽ có tuổi thọ giảm so với loại động cơ hoạt động đúng tại công suất nó được đánh giá .


   CLASS INSUL: lớp cách nhiệt
   AMB: chỉ số đo nhiệt độ môi trường xung quanh

   Hiệp hội các nhà sản xuất điện quốc gia Mỹ (NEMA) đã tạo nên các lớp cách nhiệt để đáp ứng nhiệt độ động cơ yêu cầu trong những môi trường hoạt động khác nhau. Gồm bốn lớp cách điện là A, B, F, và H. Lớp F là thường sử dụng. LớpA hiếm khi được sử dụng. Trước khi một động cơ được khởi động, cuộn dây của nó ở nhiệt độ môi trường xung quanh (AMB).

   NEMA có tiêu chuẩn nhiệt độ bên ngoài trên 40 ° C, hoặc 104 ° F trong định nghĩa về phạm vi nhiệt độ tối đa cho tất cả các lớp động cơ. Nhiệt độ sẽ tăng lên trong động cơ ngay sau khi nó được khởi động. Mỗi lớp cách nhiệt có nhiệt độ cho phép được chỉ định tăng lên. Sự kết hợp của nhiệt độ môi trường xung quanh và nhiệt độ được cho phép tăng lên phải bằng với nhiệt độ tối đa của cuộn dây trong một động cơ.


    Một động cơ với lớp cách điện F, ví dụ, có mức tăng nhiệt độ tối đa là 105 ° C khi hoạt động ở hệ số công suất là 1.0, thì khi đó nhiệt độ tối đa của cuộn dây là 145 ° C (40 ° môi trường xung quanh + 105 ° nhiệt độ gia tăng).

    Cần lưu ý, vận hành một động cơ trên mức giới hạn của lớp cách nhiệt sẽ làm giảm tuổi thọ của động cơ. Trung bình cứ tăng nhiệt độ hoạt động lên 10 ° C có thể làm giảm tuổi thọ của động cơ xuống khoảng 50%.


     Hiệp hội các nhà sản xuất điện quốc gia Mỹ(NEMA) đã thành lập một hệ thống tiêu chuẩn về kết cấu và đặc tính của động cơ.. Trong đó, NEMA DESIGN loại B thường được sử dụng.


NEMA NOM.EFF: chỉ số đo hiệu suất của động cơ

    Hiệu suất của động cơ xoay chiều được tính theo phần trăm. Nó cho biết số năng lượng điện đầu vào được chuyển đổi sang năng lượng cơ học.

    Hiệu suất danh nghĩa của động cơ này là 93,6%. Một động cơ 30 HP với hiệu suất 93,6% sẽ tiêu thụ ít năng lượng hơn so với một động cơ 30 HP với hiệu suất là 83%. Điều này có nghĩa là ta sẽ tiết kiệm đáng kể một khoảng năng lượng và chi phí.

    Duy trì nhiệt độ thấp hơn định mức cho động cơ, động cơ sẽ bền hơn, mức độ gây ra tiếng ồn sẽ ít hơn, và trở lại, nó sẽ giúp cho hiệu suất tăng cao hơn.

ĐỘNG CƠ MOTOR ĐẠI ĐỒNG 1 PHA, 3 PHA






    Model: motor mặt bích / chân đế
        Lớp cách điện cấp độ F.
        Motor chịu nhiệt cấp độ B
    Tần số: 50Hz
    Nhóm: Động cơ motor.
    Loại: động cơ motor 1 pha, 3 pha
       Đặt chuẩn IEC ( Châu Âu ) , IP 55 , chống thấm nước, vận hành liên tục ngoài trời mưa
    Điện thế: 220/380V
    Công suất: 1/2 HP, 1 HP, 2 HP, 3 HP, 5HP
    Cực: 4Pole (1450rpm)
    Khung thân:  bằng gang.
    Linh kiện Đài Loan
    Bảo hành 12 tháng
    Bao đổi trong 7 ngày
    Luôn có hàng sẵn
    Giao hàng tận nơi

HOTLINE: 08 6681 1316


Chủ Nhật, 13 tháng 7, 2014

ĐỘNG CƠ ĐIỆN QUAY ĐƯỢC NHƯNG TỐC ĐỘ BỊ GIẢM


    
dong co motor Teco

      Động cơ motor khởi động được khi không tải và tốc độ quay đạt định mức. Khi có tải, tốc độ quay bị giảm rõ rệt.
      Động cơ điện dạng lồng sóc thường thì tốc độ quay còn đạt 1/7 tốc độ định mức.
      Motor điện dạng roto dây quấn thường thì tốc độ chỉ còn khoảng 1/2 tốc độ định mức.

Nguyên nhân :

   -  Điện áp lưới bị hạ thấp.
   -  Đứt mạch trong ruột roto dây quấn.
   -  Tăng cao trị số điện trở của cuộn dây rôto do :
   -  Bung mối hàn, chất lượng đúc không tốt, có vết nứt trong các thanh dẫn và vòng chập mạch của roto lồng sóc.
   -  Hư hỏng ở vành trượt, chổi than, trong biến trở, v.v... của cuộn dây roto ruột quấn.
   -  Tính toán khi sửa chữa lại động cơ motor không đúng, đôi khi còn do lựa chọn bước ngắn sai trong khi sửa chữa.

Cách kiểm tra phát hiện :

    -  Kiểm tra mạng lưới điện áp cung cấp.
    -  Kiểm tra dòng điện ngắn mạch đối với motor điện lồng sóc xem trị số có đạt tới mức qui định không . Nếu thấp hơn là có đứt mạch roto và kiểm tra từng rãnh nhôm, xem xét vành trượt, chổi than, cơ cấu chập mạch cơ khí, biến trở mở máy , v.v....
    -  Đo các trị số điện trở của cuộn dây pha của roto ruột quấn xem có cân bằng và đúng trị số không ?
    -  Xem lại bước lồng và quan hệ số lượng rãnh của stator và roto khi quấn lại cuộn dây có thích ứng không ?

Cách sửa chữa :

   -  Khi tiếp xúc không tốt ở mạch rotor ruột quấn thì dùng giấy nhám đánh lại bề mặt tiếp xúc, xiết chặt lại ở vành trượt, chổi than, biến trở mở máy ,v.v....
   - Trường hợp đứt mạch trong roto lồng sóc thì nên thay mới rotor. Khi không có rotor thay thế ta có thế làm chảy nhôm (rotor nhôm đúc) và thay bằng lồng sóc đồng (tán đồng).


Thứ Sáu, 11 tháng 7, 2014

ĐỘNG CƠ ĐIỆN QUAY KHI KHÔNG TẢI, KHI CÓ TẢI THÌ DỪNG LẠI

 Hiện tượng :
  •     Đóng điện vào động cơ motor điện khi không có tải thì chạy được.
  •     Khi vào tải thì động cơ điện giảm tốc độ quay hoặc dừng lại.
Các nguyên nhân về cơ khí:
  •    Bị kẹt hãm ở bộ phận cơ khí.
  •     Phụ tải của động cơ điện quá lớn.
  •     Cánh quạt giải nhiệt bị kẹt làm kẹt phần quay với phần tĩnh.
  •     Động cơ điện bị cạ roto và stator do hỏng bạc đạn, cong cốt, v.v...
Nguyên nhân về điện:
  •     Điện áp quá thấp.
  •     Đấu sai các pha của cuộn dây stato từ tam giác sang đấu sao.
  •     Đứt một trong 3 pha của cuộn dây stato khi đấu tam giác.
  •     Chập mạch một số vòng dây trong stator.
Kiểm tra:
  •     Khi dùng Amper kế đo dòng điện 3 pha đều bằng nhau thì kiểm tra các bộ phận cơ khí :
  •     và kiểm tra phụ tải bên ngoài như :
  •     Dây curoa có căng quá không ?
  •     Các bánh răng của hộp số có kẹt không ?
Kiểm tra bên trong:


dong co dien hieu xuat cao
  •     Kiểm tra bạc đạn.
  •     Kiểm tra khe hở giữa roto và stator.
  •     Độ đồng tâm giữa trục motor điện và trục truyền động cơ khí cho phép sai lệch trong giới hạn :
  •     Đối với khớp cứng : 0.03 mm - 0.04 mm.
  •     Đối với khớp mềm : 0.08 mm - 0.12 mm
  •     Dùng volt kế để kiểm tra điện áp lưới vào động cơ điện có đủ không ?
  •     Dùng Amper kềm kiểm tra phụ tải của từng pha của động cơ điện từ đó phát hiện có đứt pha hay chập vòng dây hay không ?
  •     Dùng ohm kế kiểm tra có đứt mạch trong từng bối dây pha hay chạm chập vòng dây trong bối dây hay không ?


ĐỘNG CƠ MOTOR ĐIỆN KHÔNG KHỞI ĐỘNG ĐƯỢC KHI KHÔNG TẢI

     Khi đấu điện vào động cơ motor điện nhưng không quay và không thấy có biểu hiện có momen khởi động.
dong co motor dien

NGUYÊN NHÂN :

    Momen quay trong động cơ motor điện không đồng bộ được tạo nên do kết quả tác động tương hỗ giữa từ trường quay của cuộn dây stato và các dòng điện cảm ứng trong cuộn dây roto. Nếu đứt mạch trong các cuộn dây trên thì không thể tạo nên momen quay. Vì vậy động cơ điện không quay do các nguyên nhân :
    Đứt một trong ba dây dẫn hoặc trong các khí cụ điện khởi động trên đường dây cung cấp vào motor điện.
    Đứt một trong ba cuộn dây pha stato của động cơ khi đấu sao hoặc 2 pha khi đấu tam giác.
    Đứt hai hoặc cả 3 pha cuộn dây roto ruột quấn.

CÁCH KIỂM TRA :

 Khi không có dụng cụ đo :
    -  Đóng mạch điện nghe thấy tiếng kêu điện từ nhưng động cơ điện không quay. Lấy tay quay nhẹ theo chiều thuận, động cơ điện quay lờ đờ.
    -  Khi quay chiều ngược lại, động cơ điện quay chậm theo chiều ngược.
    -  Như vậy, rõ ràng động cơ điện đứt 1 pha khi đấu sao , hai pha còn lại chỉ có từ trường đập mạch nên quay theo chiều của lực tác động ban đầu.
  Khi có dụng cụ đo :
  Dùng amper kềm :
    - Cặp Amper kềm vào pha. Pha nào không có dòng điện là pha đó bị đứt mạch trên đường dẫn hoặc trong cuộn dây của motor điện. Tách riêng dây và động cơ điện để kiểm tra.
  Dùng Mega ohm :
   -  Đầu ra của động cơ điện là 1, 2, 3.
   - Khi đó bằng Mega ohm. Giả sử đo giữa 1 - 3 có giá trị 0 ohm là liền mạch.
   - Đo giữa 1 - 2 và 2 -3 được trị số ohm lớn tức là đứt mạch ở pha 2.


Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2014

XỬ LÝ NƯỚC CHO THÁP GIẢI NHIỆT




     Làm mát bằng nước là phương pháp giải nhiệt thường thấy cho các thiết bị trong sản xuất công nghiệp, trong các nhà máy điện, hay trong hệ thống điều hòa không khí v.v… Nước được sử dụng để mang nhiệt từ các thiết bị sau đó thải vào không khí nhờ tháp giải nhiệt.

Tháp giải nhiệt là gì?


   Tháp giải nhiệt là một thiết bị được sử dụng để chuyển lượng nhiệt dư thừa của nước ra ngoài khí quyển.        Cơ chế hoạt động của tháp giải nhiệt có thể hoặc dựa vào sự bay hơi của nước vào không khí để loại bỏ nhiệt, hoặc dựa vào sự trao đổi nhiệt với không khí để giảm nhiệt độ.

Có một số cách phân loại tháp giải nhiệt như sau:

   Nguồn nước sử dụng cho loại tháp giải nhiệt này thường là từ nơi có trữ lượng dồi dào và rẻ như sông, suối và nhiệt độ đầu vào của nước thấp. Nước đầu vào thường phải xử lý để chống cáu cặn và vi sinh.

   Tháp giải nhiệt tuần hoàn kín:

   Trong hệ thống tuần hoàn kín, có rất ít hoặc không có mất mát về nước (có nghĩa là luôn có một lượng nước xác định trong đường ống). Nước cấp (nếu có là rất ít) để duy trì cho hệ thống luôn được đầy. Ngoài ra, trong hệ thống tuần hoàn kín, nước luôn có áp lực nên khí dư thừa có thể được loại bỏ thông qua các thiết bị thông khí tự động.

   Xử lý nước cho hệ tuần hoàn kín không phải là yêu cầu quan trọng nhất, thay vào đó, quy trình này đòi hỏi các giải pháp chống ăn mòn và ngừa vi sinh. Để xử lý vấn đề này, hóa chất xử lý được đưa vào lúc đầu, sau đó, chất lượng nước tuần hoàn phải được theo dõi một cách thường xuyên và cần bổ sung các hóa chất khác để duy trì theo nồng độ theo khuyến cáo. Ví dụ về các hệ thống tuần hoàn kín bao gồm hệ thống làm lạnh, giải nhiệt máy biến áp, giải nhiệt motor, v.v…

   Tháp giải nhiệt tuần hoàn hở

    Đây là loại tháp giải nhiệt sử dụng phổ biến nhất trong công nghiệp. Theo phương pháp này, nước tuần hoàn bị hao hụt do bay hơi và được liên tục cấp bù một lượng tương đương, do vậy chất lượng nước thay đổi liên tục. Ngoài ra, do có dòng không khí đi qua tháp nên nước dễ bị hấp thu oxy và có các chất bụi bẩn. Oxy trong nước là nguyên nhân chính của sự ăn mòn và bụi bẩn có thể tích lũy gây ra nghẽn dòng chảy, cũng như làm trầm trọng thêm sự ăn mòn. Ngoài ra, sau khi nước bay hơi, các chất hòa tan vẫn còn lại và tích lũy nhanh chóng. Vì những lý do này, chất lượng nước trong các hệ thống hở phải được thường xuyên theo dõi và kiểm soát.


ĐỘNG CƠ MOTOR GIẢM TỐC LIMING



Công suất : 100W - 3.700W ;


Ratio : 5 - 1.800 ( Motor 100W-750W )

Ratio : 5 - 200 ( Motor 1.000W - 3.700W)

Nhóm sản phẩm : động cơ motor
 


Bản vẻ kỹ thuật 



ĐỘNG CƠ MOTOR GIẢM TỐC TUNGLEE



Công suất : 100W - 3.700W


Ratio : 5 - 1.800 ( Motor 100W-750W )

Ratio : 5 - 200 ( Motor 1.000W - 3.700W)

Nhóm sản phẩm : động cơ motor




Bản vẻ kỹ thuật 

Động cơ motor giảm tốc Tung Lee

Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014

MOTOR, BƠM NƯỚC, THÁP NƯỚC, ĐỘNG CƠ ĐIỆN



      CÔNG TY TNHH TM SX DV ĐẠI ĐỒNG chuyên cung cấp motor công nghiệp 3 pha hoặc 1 pha, và motor tháp giải nhiệt thuộc thương hiệu độc quyền của Đại Đồng. Máy bơm nước, máy biến tần hiệu TECO,.... Motor giảm tốchộp số hiệu Tunglee, Liming,  v.v…

      Ngoài ra, chúng tôi còn có thể cử nhân viên kỹ thuật đến nơi để lắp đặt hoặc bào trì sửa chữa các loại động cơ theo yêu cầu của Quý Khách.

      Nhằm mục đích duy trì triết lý sản phẩm được hoàn hảo và chất lương là phương châm của chúng tôi muốn mang đến cho mỗi Khách Hàng. Đồng thời cũng mang đến giá cả sản phẩm canh tranh nhất.

       Đối với sản phẩm thuộc thương hiệu Đại Đồng là sử dụng công nghiệ và linh kiện nhập khẩu từ Đài Loan và lắp ráp tại Việt Nam, cho nên giá cả sẽ ưu đãi hơn so với một số mặt hàng trên thị trường.

      Đại Đồng sẽ luôn dành phục vụ cho Khách Hàng trong thời gian nhanh nhất hiệu quả nhất khi Quý Khách cần đến sự hỗ trợ của chúng tôi.

       Với phương châm của Đại Đồng : "Chất lượng hàng đầu & Giá cả cạnh tranh".









Trụ sở Công Ty : 67 Đường Số 01, Phường An Lạc A, Quận Bình Tân. TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại : 08-3762.6273 – 66811316 / 1318
Fax : 08-3762.0316
Website : daidongmotor.com