Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2015

MÁY BƠM NƯỚC ĐẠI ĐỒNG



Máy bơm nước 1 pha, 3 pha.

Kiểu: chân đế / mặt bích

1/2 -5HP, 4 P

Linh kiện Đài Loan

Bảo hành: 12 tháng

Bao đổi trong 7 ngày

Giao hàng tận nơi

Chiết khấu cao với số lượng lớn

Luôn có hàng sẵn

Tham Khảo tại đây: http://motorcongnghiep.blogspot.com


HOTLINE: 08.6681 1316

Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014

HƯỚNG DẪN KĨ THUẬT CÁCH SỬ DỤNG MÁY BƠM NƯỚC

 Hướng dẫn cách sử dụng và bảo trì máy bơm nước

 

Lắp đặt:

Trong điều kiện bình thường của máy bơm nước:
     * Thích hợp cho việc bơm nước sạch và các dung dịch không chứa hóa chất và chất gây cháy nổ ở nhiệt độ tối đa là 90oC nếu cánh bơm làm bằng kim loại (Thép, sắt, đồng) hoặc 50oC nếu cánh bơm làm bằng nhựa hoặc được lắp thêm một hoặc nhiều bộ khuếch tán.
     * Phải được bảo quản ở nơi thoáng gió, nhiệt độ môi trường không được vượt quá 40oC.
     * Bơm có trục roto ngang (trừ model MPV trục thẳng), có chân đỡ. Để đảm bảo an toàn khi lắp bơm nên dùng các lỗ có sẵn trên chân đỡ, không được lắp động cơ dưới thân bơm.
     * Không nên khởi động bơm quá từ 5 đến 30 lần trong một giờ, công suất động cơ càng lớn, số lần khởi động càng nhỏ.
     * Áp lực tối đa của bơm Italia: CAM/JMC/INOX/AP/PM/CP/MD/CS/CR/CB100/CM50-75-100: 6 bar; CAB/MB/MP50-60-70/CM150-200-300: 8 bar; CB150750/MP80300/CM: 10 bar.

  Ống:
    Ống được lắp vào giá đỡ ống sao cho ống dẫn không truyền áp lực hoặc lực rung lên đầu bơm. Đường kính trong của ống không những phụ thuộc vào chiều dài ống mà còn phụ thuộc vào tốc độ dòng chảy theo thiết kế: Đường kính ống phải đảm bảo sao cho tốc độ dòng chảy không vượt quá 1,4 - 1,5 m/giây ở đầu hút và 2,4 - 2,5 m/giây ở đầu xả. Đường kính không bao giờ được nhỏ hơn đường kính khẩu độ bơm. Trước khi lắp ống, phải kiểm tra để đảm bảo bên trong ống luôn sạch sẽ.

Đầu hút:

     * Càng ngắn càng tốt, không có chỗ tắc và không thay đổi hướng đột ngột.
     * Phải có vành đệm kín chịu được lực chân không tạo ra trong quá trình hút.
     * Phải được lắp cao dần về phía đầu bơm, không bị gấp khúc làm cản trở quá trình mồi của bơm hoặc khiến bơm không thể mồi được.
     Để máy bơm nước hoạt động, phải lắp van hút. Nếu là bơm tự mồi thì có thể thay van hút bằng van kiểm tra lắp trực tiếp vào khẩu độ hút. Để bơm có thể hoạt động chính xác, đầu ống hút phải ngập dưới nước một khoảng ít nhất là gấp đôi đường kính của ống.

Ống xả:

   Ống xả phải được lắp thêm một van kiểm tra và một van tiết lưu. Van kiểm tra có tác dung bảo vệ bơm tránh khỏi tắc nước và ngăn không cho nước chảy ngược lại cánh bơm khi bơm dừng lại đột ngột. Ngoài ra, van tiết lưu có tác dụng điều tiết dòng chảy.
   Lắp đồng hồ đo áp suất vào ống xả. Với bơm tự mồi, ống xả phải có một đoạn thẳng dài ít nhất 10m.

Mối nối điện:

      Lựa chọn dây điện có kích thước phù hợp dựa trên độ dài và chỉ số cường độ dòng điện ghi trên bơm (1mm2 tiết diện dây dẫn đồng tương đương 5A). Chuẩn bị đầu tiếp đất và đầu nối với nguồn điện sao cho các đầu này không thể tuột ra trong quá trình nối. Việc đấu điện phải do thợ kỹ thuật đảm nhiệm và phải tuân theo các quy định của nước sở tại. Đấu điện theo sơ đồ chỉ dẫn. Bơm phải được tiếp đất và phải đảm bảo hệ thống tiếp đất luôn hoạt động tốt. Một số model một pha, động cơ điện được bảo vệ bằng một thiết bị có thể ngắt tự động. Động cơ, nếu bị ngắt do hoạt động của thiết bị nhiệt, có thể bất ngờ khởi động lại, do đó phải ngắt điện trước khi bảo dưỡng hoặc sửa chữa bơm. Cả bơm một pha và bơm ba pha nên có một thiết bị bảo vệ điện thích hợp (công tắc có đuôi nhiệt...) có thể ngắt động cơ ra khỏi nguồn.

Khởi động:

     Trước khi khởi động bơm, phải kiểm tra để đảm bảo trục của động cơ có thể quay tự do. Một số bơm có một rãnh nhỏ trên đầu trục phía cánh bơm. Khi bơm bị kẹt, tra chìa vặn vít vào rãnh nhỏ này rồi dùng búa gõ nhẹ. Chỉ khởi động bơm khi bơm và ống hút đã chứa đầy nước. Không được cho bơm chạy khô, nếu chạy lâu sẽ bị hỏng cánh, khoang chia nước dẫn tới cháy động cơ... Với bơm ba pha, động cơ phải được đặt theo đúng chiều mũi tên vẽ trên thân bơm (Theo chiều kim đồng hồ khi nhìn động cơ từ phía cánh bơm). Nếu động cơ đặt không đúng chiều, phải đảo các mối nối dây dẫn điện từ nguồn. Bơm chỉ được phép hoạt động theo các thông số quy định. Nếu muốn cho bơm hoạt động ra ngoài khoảng quy định, có thể điều chỉnh van cổng trên ống hút hoặc điều chỉnh áp suất của bất kỳ rơ le áp suất nào.

Bảo dưỡng:

      Máy bơm nước không cần có bảo dưỡng đặc biệt. Nếu không sử dụng trong thời gian dài, đầu bơm và các ống dẫn nên được làm khô hoàn toàn. Trước khi khởi động lại, bơm phải kiểm tra trục, đồng thời đổ đầy nước vào bơm và ống hút. Nếu vòng bi bị dơ mòn thì phải thay bi mới, hàng năm phải bảo dưỡng toàn bộ phần bơm và động cơ theo định kỳ.

      Một số hỏng hóc có thể xảy ra khi gia đình bạn sử dụng máy bơm nước. Để giúp chiếc máy bơm hoạt động tốt trong mùa hè tới, Tổ tư vấn kỹ thuật 19 Cửa Nam giới thiệu một số biểu hiện của máy bơm khi chúng có "bệnh":

    - Động cơ bị rò điện: Nguyên nhân của hiện tượng này là chỗ nối dây, dây cuốn động cơ bị chạm vỏ do hư hỏng cách điện. Ngoài ra do dây cuốn động cơ bị ẩm hoặc nước chảy vào cũng có những biểu hiện tương tự, cần sấy khô hoặc sửa chữa chỗ nối dây.

    - Có dấu hiệu điện vào máy bơm như đèn chiếu sáng, nhưng máy không hoạt động: Nguyên nhân có thể điện áp nguồn quá yếu cần tăng điện áp. Ngoài ra còn một số hỏng hóc sẽ dẫn đến những hiện tượng trên như: tụ điện trong mạch cuộn dây phụ của dây quấn động cơ bị hỏng cần thay tụ khác; phần cánh máy bơm bị kẹt, hỏng, vỡ hoặc do nguồn nước tạo cặn bám trên bề mặt cánh bơm cần phải vệ sinh và kiểm tra và thay cánh bơm khác; nếu do ổ bi động cơ bị mòn nhiều gây lệch tâm trục cánh bơm động cơ điện tạo cho cánh bơm roto cọ xát với về mặt buồng bơm...

    - Máy bơm chạy tốt nhưng không có nước chảy ra điều này chứng tỏ không có nước vào đầu ống hút do mất nước hoặc nguồn nước bị cạn. Nếu chạy lâu sẽ dẫn tới hiện tượng cháy máy bơm. Ngoài ra cũng có thể do nguyên nhân mất nước mồi do van một chiều không kín. Tốt nhất là xả hết không khí đọng trong buồng bơm và mồi lại nước cho máy. Trường hợp miệng ống hút nước vào máy bị tắc hoặc ống hút có chỗ bị gãy cần phải kiểm tra lại ống hút và thay thế.

    - Máy bơm nước chạy có tiếng ồn, lượng nước bơm ra tốt, đầu bơm không nóng: Nguyên nhân là do ổ bi phần động cơ điện bị khô mỡ bôi trơn hoặc bị mòn và nước lọt vào cần phải vệ sinh, bôi dầu vào ổ bi. Phần động cơ chạy có hiện tượng nóng, tiêu hao nhiều điện là do dây động cơ bị chập vòng, dây phải quấn lại.

CÁCH LỰA CHỌN MÁY BƠM NƯỚC


Cách lựa chọn máy bơm nước công nghiệp




     Nhu cầu sử dụng máy bơm công nghiệp trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản khá đa dạng: quản lý nước, giữ mực nước có chất lượng tốt và vừa đủ tùy từng đối tượng cây trồng, vật nuôi theo từng giai đoạn của chúng; bơm cấp nước mùa hạn và thoát nước mùa khô; tát nước để thu hoạch; tạo dòng chảy, phân phối hoặc giải phóng các chất hữu cơ, chất lắng đọng và các loại khí trong thủy vực; sử dụng như thiết bị đẩy đối với các phương tiện đường thủy; rửa mặn, rửa phèn cho ao, ruộng; cứu hỏa. Nhiều loại máy bơm hiện có bán trên thị trường đáp ứng các yêu cầu trên, người tiêu dùng cần tham khảo các đặc tính để chọn loại máy bơm phù hợp cho nhu cầu công việc của mình.

     Bơm khí nâng cũng được sử dụng để tạo dòng, phun nước, nó hoạt động trên nguyên tắc khí được bơm xuống phần thân bơm dưới nước. Tại đây nó được pha trộn với nước tạo thành hỗn hợp khí + nước. Hỗn hợp này nhẹ hơn nước do đó được trào lên tạo thành dòng áp suất đưa nước lên qua thân bơm.

     Bơm điện chìm (Bơm hỏa tiễn)có đặc điểm là toàn bộ bơm được đặt chìm dưới nguồn nước. Thực chất nguyên lý hoạt động của nó là loại bơm ly tâm kết hợp (multi stage centrifugal pump - 2). Điện năng truyền qua dây dẫn làm quay mô tơ. Nước được hút lên từ miệng hút nhờ lực hút từ cánh quạt của bơm ly tâm, sau khi vận chuyển qua thân bơm được đưa qua ống đẩy bơm lên… Ưu điểm của bơm này là gọn nhẹ, cơ động và hiệu suất cao. Nhược điểm của nó là khó sửa chữa nếu bị hư hỏng vì luôn yêu cầu cao về độ kín nước. Việc sử dụng bơm điện chìm có hai lưu ý nhỏ là phải dùng quai xách, không được dùng dây xách khi di chuyển và không bơm ở mực nước quá thấp vì rất dễ làm hư hại mô tơ do mô tơ không được làm mát.

     Bơm ly tâm chiếm đa số trên thị trường, dùng bơm nước trong gia đình hoặc sản xuất. Loại này hoạt động trên nguyên tắc lực ly tâm tạo ra nhờ sức quay của cánh bơm được dẫn động từ một mô tơ điện. Dưới tác dụng của lực ly tâm, dòng chất lỏng đẩy ra ngoài tạo ra vùng áp suất thấp trong thân bơm, nhờ đó nước được hút vào qua đường ống hút và đẩy ra qua đường ống đẩy. Việc mồi nước luôn luôn quan trọng và cần thiết đối với bơm ly tâm vì gia tốc của nước đẩy ra qua ống đẩy chính là nguồn gốc của lực ly tâm. Khi không có hoặc có quá ít nước trong thân bơm, tốc độ nước chuyển động sẽ không đủ lớn để tạo nên áp lực hút.

     Bơm phun hoạt động trên nguyên tắc là dùng một bơm phụ hoặc khí nén tạo ra sự dịch chuyển ban đầu trong thân bơm. Sự dịch chuyển của dòng khí nén hay chất lỏng từ bơm phụ tạo ra vùng áp suất thấp phía sau thân bơm. Nhờ đó nước được vận chuyển qua thân bơm.

     Bơm piston
là loại chuyên dụng trong sản xuất, hoạt động nhờ tạo lực hút và lực đẩy hoàn toàn dựa vào hành trình nén và xả của piston trong xi lanh. Nguyên tắc làm việc của bơm piston rất đơn giản, nhưng hiệu suất lại rất cao. Tuy nhiên, hiện loại bơm này ít được sử dụng rộng rãi trong sinh hoạt và trong nông nghiệp vì hành trình của piston là chuyển động trượt. Điều đó hết sức bất lợi cho việc cơ khí hay điện khí hóa vì muốn chuyển từ chuyển động quay sang chuyển động trượt phải có thêm cơ cấu cam và cơ cấu biên tay quay (tay dên), cồng kềnh và phức tạp. Hiện nay nó vẫn được sử dụng trong các bơm truyền động thủ công như bơm hút khô dưới tàu thuyền, bơm xe đạp, xe máy. Chỉ đến khi hệ thống truyền động thủy lực và khí nén ra đời, bơm piston mới trở lại vị trí thống trị của nó trong công nghiệp vì ở hai loại truyền động hiện đại này việc điều khiển hành trình hút và nén của piston hoàn toàn nhờ vào áp suất của dòng khí nén hoặc chất lỏng.


Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014

CÁCH ĐỌC THÔNG SỐ KỸ THUẬT IN TRÊN MỘT ĐỘNG CƠ AC


    Nhãn thông số kỹ thuật in trên động cơ xoay chiều cung cấp thông tin quan trọng cần thiết cho việc lựa chọn và cách sử dụng động cơ. Thông số kỹ thuật cũng đưa ra các điều kiện tải và chỉ số hoạt động, cũng như cách thức sử dụng và bảo vệ động cơ hiệu quả.

    Hiện nay các động cơ xoay chiều lưu hành thường có hai loại nhãn thông số kỹ thuật theo tiêu chuẩn của Việt Nam và của quốc tế.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Cách đọc nhãn thông số kỹ thuật theo tiêu chuẩn Việt Nam

     Trên vỏ động cơ gắn nhãn ở Việt Nam thường ghi ký hiệu về loại động cơ, kích thước lắp đặt, số đôi cực, các số liệu định mức, mức bảo nổ, số xuất xưởng, năm sản xuất, khối lượng...Ví dụ như hình sau:

Bên dưới là cách đọc bản thông số theo tiêu chuẩn Việt Nam:

1/ Kiểu: 3PN160S4, trong đó:

- Ký tự 3PN: Động cơ không đồng bộ 3 pha lồng sóc phòng nổ.
- Số 160: Chỉ chiều cao từ chân động cơ đến tâm trục quay (mm)
- Ký hiệu bằng chữ S; M; L: chỉ kích thước lắp đặt theo chiều dài thân
- S: Chiều dài thân, kích thước lắp đặt thân ngắn.
- M: Chiều dài thân, kích thước lắp đặt thân trung bình.
- L: Chiều dài thân, kích thước lắp đặt thân dài.
   Đối với động cơ có chiều cao tâm trục quay dưới 90mm. Ký hiệu bằng các chữ cái A,B,C (Ví dụ 80A;80B). Kích thước lắp đặt động cơ giống nhau.
- Số cuối cùng: chỉ số đôi cực động cơ:
    + Số 2: Động cơ có số đôi cực 2p=2 tương ứng với tốc độ 3000vg/ph.
    + Số 4: Động cơ có số đôi cực 2p=4 tương ứng với tốc độ 1500vg/ph.
    + Số 6: Động cơ có số đôi cực 2p=6 tương ứng với tốc độ 1000vg/ph.
    + Số 8: Động cơ có số đôi cực 2p=8 tương ứng với tốc độ 750vg/ph.

2/  3 pha
     Động cơ sử dụng lưới điện xoay chiều 3 pha

3/ Cấp F
     Cấp chịu nhiệt của vật liệu cách điện và cuộn dây lớn nhất là 1550C

4/ IP
     Cấp bảo vệ động cơ với bên ngoài:
       - IP23 Động cơ kiểu hở (nước và bụi vào được bên trong cuộn dây)
       - IP44 Động cơ kiểu kín (Bảo vệ được giọt nước rơi vào bất kỳ hướng nào, bảo vệ được vật lạ kích thước F 1mm không thâm nhập vào động cơ).

 Xem thêm bài kiến thức về chỉ số IP tại đây:




     1/ HP hay kW: Chỉ công suất trên trục động cơ . Ở đây, động cơ này có công suất là 220HP (mã lực) và 160kW

     2/ 2970 vg/ph: Tốc độ quay trên trục động cơ (vòng /phút), Ở đây, chỉ số này là 2970 vg/ph

     3/ 50Hz
: Tần số lưới điện xoay chiều 50Hz.

     4/ n % =90: Hiệu suất của động cơ tính theo phần trăm công suất đầu vào. Ở đây là 90%

     5/ Cos- phi=0,92: Hệ số công suất của động cơ điện.



     1/ D /Y: 380/660 Điện áp cấp cho động cơ.
      - Lưới điện 3 pha điện áp 220V nối tam giác D
      - Lưới điện 3 pha điện áp 380V nối sao Y.
      Hoặc D /Y: 380/660V
      - Lưới điện 3 pha điện áp 380V nối tam giác D
      - Lưới điện 3 pha điện áp 660V nối sao Y.

     2/ D /Y
: 294/170(A) Dòng điện dây định mức của động cơ.
     Khi nối tam giác (D ) dòng điện 294A, nối sao (Y) dòng điện 170A.

     3/ ExdIT3: Ký hiệu cấp bảo vệ nổ
     - Ký hiệu "Ex,,biểu thị động cơ điện bảo vệ nổ sử dụng trong mỏ, hầm lò.
     - Ký hiệu "d,, động cơ có kết cấu vỏ không xuyên nổ.
     - Ký hiệu "I,, Biểu thị thiết bị điện thuộc nhóm I sử dụng trong các mỏ hầm lò môi trường khí mỏ có chứa metan là khí gây cháy nổ.
     - Ký hiệu " T3,, biểu thị nhiệt độ tự bốc cháy của bầu không khí nơi thiết bị làm việc. Tương ứng với "T3,, là 2000C.

     4/1215kg
: Khối lượng động cơ (kg).


------------------------------------------------------------------------------------------------------------

     Cách đọc nhãn thông số kỹ thuật theo tiêu chuẩn Quốc tế


Bản vẽ sau minh họa một mẫu thông số kỹ thuật in trên một động cơ xoay chiều 30 mã lực:


Bên dưới là cách đọc một số thông số quan trọng:

     AMPS: là đơn vị đo dòng điện đầy tải của động cơ
     VOLT: là đơn vị đo điện áp của động cơ

     Động cơ xoay chiều được thiết kế để hoạt động ở một mức điện áp và tần số tiêu chuẩn . Như vậy, động cơ trên được thiết kế để sử dụng 460 VAC . Dòng điện đầy tải của động cơ này là 34,9 amps.



    R.P.M: là đơn vị đo tốc độ cơ sở
    HERTZ: là đơn vị đo tần số

   Tốc độ cơ sở là tốc độ ghi trên nhãn, được đo dưới đơn vị R.P.M- tại đó động cơ được đo mã lực dưới một mức điện áp và tần số danh nghĩa. Nó cho ta biết tốc độ của trục đầu ra tác động lên các thiết bị kết nối khi nạp đầy đủ với mức điện áp và tần số quy định.

   Như vậy, tốc độ cơ bản của động cơ này là 1.765 RPM , với tần số là 60 Hz. Nó cho ta biết rằng tốc độ đồng bộ của một động cơ 4 cực là 1800 R.P.M. Khi được nạp điện áp đầy đủ sẽ trượt đi 1,9%. Nếu thiết bị kết nối đang hoạt động tải dòng điện thấp hơn mức quy định, tốc độ đầu ra (RPM) sẽ hơi lớn hơn so với chỉ số được ghi trên nhãn.



 Service factor: Hệ số công suất

     Một động cơ được thiết kế để hoạt động ở công suất ghi trên nhãn của nó. Đánh giá hệ số công suất là 1,0 có nghĩa là động cơ có thể hoạt động ở 100% công suất đánh giá của nó. Một số thiết bị phụ được nhà sản xuất lắp vào có thể tăng công suất định mức một động cơ lên.

     Trong trường hợp một động cơ với hệ số là 1,15 có thể hoạt động cao hơn 15% công suất ghi trên động cơ. Ví dụ với 1 động cơ 30HP có thể hoạt động với công suất tối đa là 34,5 HP.

    Cần lưu ý rằng bất kỳ động cơ nào hoạt động liên tục tại một hệ số lớn hơn 1 sẽ có tuổi thọ giảm so với loại động cơ hoạt động đúng tại công suất nó được đánh giá .


   CLASS INSUL: lớp cách nhiệt
   AMB: chỉ số đo nhiệt độ môi trường xung quanh

   Hiệp hội các nhà sản xuất điện quốc gia Mỹ (NEMA) đã tạo nên các lớp cách nhiệt để đáp ứng nhiệt độ động cơ yêu cầu trong những môi trường hoạt động khác nhau. Gồm bốn lớp cách điện là A, B, F, và H. Lớp F là thường sử dụng. LớpA hiếm khi được sử dụng. Trước khi một động cơ được khởi động, cuộn dây của nó ở nhiệt độ môi trường xung quanh (AMB).

   NEMA có tiêu chuẩn nhiệt độ bên ngoài trên 40 ° C, hoặc 104 ° F trong định nghĩa về phạm vi nhiệt độ tối đa cho tất cả các lớp động cơ. Nhiệt độ sẽ tăng lên trong động cơ ngay sau khi nó được khởi động. Mỗi lớp cách nhiệt có nhiệt độ cho phép được chỉ định tăng lên. Sự kết hợp của nhiệt độ môi trường xung quanh và nhiệt độ được cho phép tăng lên phải bằng với nhiệt độ tối đa của cuộn dây trong một động cơ.


    Một động cơ với lớp cách điện F, ví dụ, có mức tăng nhiệt độ tối đa là 105 ° C khi hoạt động ở hệ số công suất là 1.0, thì khi đó nhiệt độ tối đa của cuộn dây là 145 ° C (40 ° môi trường xung quanh + 105 ° nhiệt độ gia tăng).

    Cần lưu ý, vận hành một động cơ trên mức giới hạn của lớp cách nhiệt sẽ làm giảm tuổi thọ của động cơ. Trung bình cứ tăng nhiệt độ hoạt động lên 10 ° C có thể làm giảm tuổi thọ của động cơ xuống khoảng 50%.


     Hiệp hội các nhà sản xuất điện quốc gia Mỹ(NEMA) đã thành lập một hệ thống tiêu chuẩn về kết cấu và đặc tính của động cơ.. Trong đó, NEMA DESIGN loại B thường được sử dụng.


NEMA NOM.EFF: chỉ số đo hiệu suất của động cơ

    Hiệu suất của động cơ xoay chiều được tính theo phần trăm. Nó cho biết số năng lượng điện đầu vào được chuyển đổi sang năng lượng cơ học.

    Hiệu suất danh nghĩa của động cơ này là 93,6%. Một động cơ 30 HP với hiệu suất 93,6% sẽ tiêu thụ ít năng lượng hơn so với một động cơ 30 HP với hiệu suất là 83%. Điều này có nghĩa là ta sẽ tiết kiệm đáng kể một khoảng năng lượng và chi phí.

    Duy trì nhiệt độ thấp hơn định mức cho động cơ, động cơ sẽ bền hơn, mức độ gây ra tiếng ồn sẽ ít hơn, và trở lại, nó sẽ giúp cho hiệu suất tăng cao hơn.

ĐỘNG CƠ MOTOR ĐẠI ĐỒNG 1 PHA, 3 PHA






    Model: motor mặt bích / chân đế
        Lớp cách điện cấp độ F.
        Motor chịu nhiệt cấp độ B
    Tần số: 50Hz
    Nhóm: Động cơ motor.
    Loại: động cơ motor 1 pha, 3 pha
       Đặt chuẩn IEC ( Châu Âu ) , IP 55 , chống thấm nước, vận hành liên tục ngoài trời mưa
    Điện thế: 220/380V
    Công suất: 1/2 HP, 1 HP, 2 HP, 3 HP, 5HP
    Cực: 4Pole (1450rpm)
    Khung thân:  bằng gang.
    Linh kiện Đài Loan
    Bảo hành 12 tháng
    Bao đổi trong 7 ngày
    Luôn có hàng sẵn
    Giao hàng tận nơi

HOTLINE: 08 6681 1316


Chủ Nhật, 13 tháng 7, 2014

ĐỘNG CƠ ĐIỆN QUAY ĐƯỢC NHƯNG TỐC ĐỘ BỊ GIẢM


    
dong co motor Teco

      Động cơ motor khởi động được khi không tải và tốc độ quay đạt định mức. Khi có tải, tốc độ quay bị giảm rõ rệt.
      Động cơ điện dạng lồng sóc thường thì tốc độ quay còn đạt 1/7 tốc độ định mức.
      Motor điện dạng roto dây quấn thường thì tốc độ chỉ còn khoảng 1/2 tốc độ định mức.

Nguyên nhân :

   -  Điện áp lưới bị hạ thấp.
   -  Đứt mạch trong ruột roto dây quấn.
   -  Tăng cao trị số điện trở của cuộn dây rôto do :
   -  Bung mối hàn, chất lượng đúc không tốt, có vết nứt trong các thanh dẫn và vòng chập mạch của roto lồng sóc.
   -  Hư hỏng ở vành trượt, chổi than, trong biến trở, v.v... của cuộn dây roto ruột quấn.
   -  Tính toán khi sửa chữa lại động cơ motor không đúng, đôi khi còn do lựa chọn bước ngắn sai trong khi sửa chữa.

Cách kiểm tra phát hiện :

    -  Kiểm tra mạng lưới điện áp cung cấp.
    -  Kiểm tra dòng điện ngắn mạch đối với motor điện lồng sóc xem trị số có đạt tới mức qui định không . Nếu thấp hơn là có đứt mạch roto và kiểm tra từng rãnh nhôm, xem xét vành trượt, chổi than, cơ cấu chập mạch cơ khí, biến trở mở máy , v.v....
    -  Đo các trị số điện trở của cuộn dây pha của roto ruột quấn xem có cân bằng và đúng trị số không ?
    -  Xem lại bước lồng và quan hệ số lượng rãnh của stator và roto khi quấn lại cuộn dây có thích ứng không ?

Cách sửa chữa :

   -  Khi tiếp xúc không tốt ở mạch rotor ruột quấn thì dùng giấy nhám đánh lại bề mặt tiếp xúc, xiết chặt lại ở vành trượt, chổi than, biến trở mở máy ,v.v....
   - Trường hợp đứt mạch trong roto lồng sóc thì nên thay mới rotor. Khi không có rotor thay thế ta có thế làm chảy nhôm (rotor nhôm đúc) và thay bằng lồng sóc đồng (tán đồng).


Thứ Sáu, 11 tháng 7, 2014

ĐỘNG CƠ ĐIỆN QUAY KHI KHÔNG TẢI, KHI CÓ TẢI THÌ DỪNG LẠI

 Hiện tượng :
  •     Đóng điện vào động cơ motor điện khi không có tải thì chạy được.
  •     Khi vào tải thì động cơ điện giảm tốc độ quay hoặc dừng lại.
Các nguyên nhân về cơ khí:
  •    Bị kẹt hãm ở bộ phận cơ khí.
  •     Phụ tải của động cơ điện quá lớn.
  •     Cánh quạt giải nhiệt bị kẹt làm kẹt phần quay với phần tĩnh.
  •     Động cơ điện bị cạ roto và stator do hỏng bạc đạn, cong cốt, v.v...
Nguyên nhân về điện:
  •     Điện áp quá thấp.
  •     Đấu sai các pha của cuộn dây stato từ tam giác sang đấu sao.
  •     Đứt một trong 3 pha của cuộn dây stato khi đấu tam giác.
  •     Chập mạch một số vòng dây trong stator.
Kiểm tra:
  •     Khi dùng Amper kế đo dòng điện 3 pha đều bằng nhau thì kiểm tra các bộ phận cơ khí :
  •     và kiểm tra phụ tải bên ngoài như :
  •     Dây curoa có căng quá không ?
  •     Các bánh răng của hộp số có kẹt không ?
Kiểm tra bên trong:


dong co dien hieu xuat cao
  •     Kiểm tra bạc đạn.
  •     Kiểm tra khe hở giữa roto và stator.
  •     Độ đồng tâm giữa trục motor điện và trục truyền động cơ khí cho phép sai lệch trong giới hạn :
  •     Đối với khớp cứng : 0.03 mm - 0.04 mm.
  •     Đối với khớp mềm : 0.08 mm - 0.12 mm
  •     Dùng volt kế để kiểm tra điện áp lưới vào động cơ điện có đủ không ?
  •     Dùng Amper kềm kiểm tra phụ tải của từng pha của động cơ điện từ đó phát hiện có đứt pha hay chập vòng dây hay không ?
  •     Dùng ohm kế kiểm tra có đứt mạch trong từng bối dây pha hay chạm chập vòng dây trong bối dây hay không ?